Chuyển đến nội dung chính

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC DIGITAL MARKETING PHỔ BIẾN HIỆN NAY (PHẦN 2)

Bán hàng 247 - Ở phần 1, chúng tôi đã phân tích giúp độc giả ưu nhược điểm của những hình thức quảng cáo như SEO, SEM và Content Marketing. Hãy cùng Bán hàng 247 tiếp tục tìm hiểu các điểm được mất của phương pháp tiếp thị Digital Marketing khác. 

4. Social Marketing

Đây là phương pháp tiếp thị thông qua mạng xã hội như Instagram, Pinterest, Tiktok, Facebook,...Đây là những kênh sở hữu lượng người sử dụng lớn và lượng tương tác khổng lồ. Nếu mục tiêu chiến dịch hướng tới là tạo độ phủ sóng, tăng tính lan toả hay đa dạng trải nghiệm khách hàng bằng đa dạng nội dung thì những kênh trên vô cùng hiệu quả. 


4.1 Ưu điểm

Facebook sỡ hữu nền tảng đa targeting, có thể giúp người làm quảng cáo nhắm đến khách hàng một cách tối ưu. Qua những thông tin cơ bản như nhân khẩu học, sở thích, hành vi doanh nghiệp dễ dàng vẽ ra được chân dung khách hàng tiềm năng, thay vì phải tốn chi phí cho những kênh đại chúng khác. 

4.2 Nhược điểm

Đối với những sản phẩm hay dịch vụ có giá trị cao như bất động sản, trang sức, đồng hồ thì những kênh social kể trên chưa thể đem lại cho khách hàng niềm tin vững chắc. Họ có thể dừng lại trước bài quảng cáo, nhưng sẽ dành phần lớn thời gian để kiểm chứng qua các kênh khác như website. Vì vậy mạng xã hội đem lại hiệu quả trong giai đoạn nhận biết nhưng ít đem về lead so với các hình thức khác như SEO/SEM. 

Ngân sách quyết định phần lớn sự hiệu quả của chiến dịch. Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp đều sẵn sàng chi tiền để cạnh tranh một vị trí đẹp trên mảnh đất màu mỡ này, vì vậy với lượng ngân sách ít ỏi sẽ cần rất nhiều thời gian để phân tích và tối ưu. 

5. Performance Marketing

Thông qua việc sử dụng những nền tảng trả phí, Performance marketing theo đuổi hiệu suất tối đa dựa trên số lượng lead, hoặc chi phí cho một lượt lead. Tuỳ theo ưu tiên dành cho các kênh quảng cáo mà ngân sách sẽ được doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp. Performance cũng đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch branding. 

5.1 Ưu điểm

Khả năng đo lường và phân tích các chỉ số để đem tới hiệu quả cao nhất chính là ưu điểm của hình thức này. Các doanh nghiệp đều đảm bảo mỗi đồng bỏ ra đều phải mang lại lợi nhuận cao nhất. Ngoài ra các doanh nghiệp thường kết hợp thêm CRM cho việc xử lý dữ liệu, mang về kết quả nhanh chóng và ổn định so với các hình thức khác. 

5.2 Nhược điểm

Bản chất Performance marketing hoạt động đa dạng trên các nền tảng nên phụ thuộc rất nhiều vào điểm mạnh, điểm yếu của các kênh sử dụng. Khi doanh nghiệp lựa chọn quảng cáo trên Facebook, đồng nghĩa với việc học phải chấp nhận những rủi ro trong thuật toán của nền tảng này. 

6. Email Marketing

Email sẽ được gửi hàng loạt tới khách hàng một cách tự động dựa trên kế hoạch được sắp xếp theo thời gian và hành động từ người nhận. Doanh nghiệp cần tới CRM hỗ trợ để có thể gửi email tới mọi khách hàng một cách tự động. Dữ liệu về hành vi của mỗi nhóm khách hàng sẽ tạo ra lộ trình riêng, giúp doanh nghiệp tự động chăm sóc khách hàng mục tiêu mà không tốt thời gian và chi phí nhân lực. 

6.1 Ưu điểm

Phương pháp này giúp doanh nghiệp tối giản được nguồn nhân lực, tránh để lãng phí thời gian cho những việc nhỏ nhưng mang ý nghĩa quan trọng, chẳng hạn như email mang tính cá nhân hoá cho từng khách hàng. Khách hàng và doanh nghiệp cũng có thể tương tác lại với nhau, từ đó người làm quảng cáo đưa ra điều chỉnh kịp thời dựa trên khó khăn, mong muốn của khách hàng. Nếu xây dựng nội dung hữu ích thì tỷ lệ chuyển đổi từ lead thành khách hàng sẽ duy trì ở mức cao. 

6.2 Nhược điểm

Nếu chất lượng nội dung, chất lượng khách hàng tiềm năng không đảm bảo thì tỷ lệ mở email sẽ vô cùng thấp. Doanh nghiệp cần nâng cấp chất lượng đầu vào thì mới phát huy được hết công dụng của Email marketing. 

7. Inbound Marketing

Thu hút, chăm sóc khách hàng một cách tự nhiên và hoàn toàn tự nguyện. Đó là vai trò và nhiệm vụ của Inbound Marketing. Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ vô cùng bền chặt bởi những nội dung hữu ích. Content marketing sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền tải nội dung từ SEO, Email, social media,...Độ nhận diện của thương hiệu chủ yếu đến từ social media, sau đó dẫn khách hàng tới website. 

7.1 Ưu điểm

 Quảng cáo dù đã ngưng hoạt động nhưng Inbound marketing vẫn đem lại hiệu quả dài hạn. Nhờ sự kết hợp giữa nhiều công cụ, hình thức này giúp doanh nghiệp nhận định và đưa quyết định về khoảng thời gian thích hợp để bắt đầu tư vấn cho khách hàng. Khách hàng được tiếp cận với nhiều nội dung theo thứ tự nhu cầu của họ, từ nhận biết, xem xét, thích cho đến mua. 

7.2 Nhược điểm

Người làm Inbound cần phải có sự kiên nhẫn bởi phương pháp này không đem lại ngay hiệu quả ngay lập tức. Để có được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng, doanh nghiệp phải dày công xây dựng chứ không thể xong trong ngày một, ngày hai. 

Sau khi đọc xong 2 phần của bài viết, hy vọng bạn đã có cái nhìn cơ bản để lựa chọn ra chiến lược marketing phù hợp nhất cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Nếu bạn cần thêm những gợi ý chuyên sâu cho công việc, hãy tham khảo những dịch vụ tư vấn quảng cáo, xây dựng hệ thống web, làm nội dung marketing của bán hàng 247 tại webbanhang.top