BÁN HÀNG 247
  • Trang chủ
  • Bán hàng
  • Tài liệu
  • Học Online
  • Công cụ
  • Web Bán Hàng
  • Cửa hàng
  • Cộng tác viên

Trang

  • TRANG CHỦ
  • ĐÀO TẠO
  • KHÓA HỌC ONLINE
  • CỘNG TÁC VIÊN

Bán Hàng 247 - Tại sao tôi phải tạo website kinh doanh? Đó hẳn là suy nghĩ không phải chỉ riêng một vài người nghĩ. Và đây là câu trả lời dành cho bạn.

1.Tăng khả năng tiếp cận khách hàng
Nếu doanh nghiệp không có trang web riêng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua sản phẩm, nhận dịch vụ và tương tác với chủ doanh nghiệp trong giờ hành chính. Điều này khiến các dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn.


Một cửa hàng  có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại là hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng thì phạm vị khách hàng sẽ không bị giới hạn. Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

2. Quản lý hàng hóa dễ dàng. 
Nếu bạn bán hàng trên facebook? rõ ràng bạn phải xem xét rất nhiều thứ để biết được hàng đó còn hay hết, đặc biệt nếu bạn là chủ và có một nhân viên khác bán hàng.

Nếu bạn đang có một vài cửa hàng ở các quận khác nhau, nếu muốn biết số hàng này còn hay hết bạn sẽ phải xem xét sổ sách thống kế rất phực tạp. Hoặc phải đợi cuối tuần hoặc cuối tháng nhân viên tổng kết lại bạn mới nắm được việc kinh doanh của mình tiến triển như thế nào.

Nếu bạn đang dùng một phần mềm được lập trình để quản lý kinh doanh? cũng được đấy. Nhưng chưa phải là tốt nhất! Chắc chắn bạn không thể dùng điện thoại của mình để check các thống kê được.

Nhưng hệ thống quản trị của website làm được tất cả những việc đó, ngay cả khi bạn chỉ cầm một chiếc smartphone khi đang đi du lịch. Đặc biệt là khi bạn sử dụng công cụ tạo web được cung cấp bởi Haravan, website của bạn hoàn thành chỉ trong 1 buổi sáng. Tự tay bạn làm được tất cả vì mọi hướng dẫn đều bằng tiếng Việt, bất chấp chuyện bạn có biết về công nghệ hay không. Tin không? Hãy vào Haravan.com để thiết kế website ngay nào!

3.Dịch vụ khách hàng hiệu quả
Mọi người đều dễ dàng gõ một câu hỏi khi thắc mắc về sản phẩm của bạn khi phần comment được tích hợp trên website hơn là cầm điện thoại lên để alo.

4.Nền tảng cho thương thương mại điện tử
Một người đi làm 8h/1 ngày thì sẽ có rất ít thời gian đi mua sắm ở cửa hàng hay các trung tâm mua sắm offline. Đó là lý do mà bán hàng online ngày càng phát triển. Bạn không muốn nằm ngoài xu hướng đấy chứ?

5.Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là điều đáng quan tâm của một doanh nghiệp và trang web sẽ giúp doanh nghiệp làm điều này. Nó phản ánh một hình ảnh chuyên nghiệp thông qua giao diện và các hoạt động của doanh nghiệp. Địa chỉ email, tên miền và cách giao tiếp với khách hàng qua web giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tạo dựng thương hiệu và truyền bá hình ảnh trên toàn thế giới.

6. Tăng năng lực cạnh tranh
Nếu đối thủ của bạn có website còn bạn thì không, điều này có nghĩa là bạn đã nhường hết lượng khách hàng (rất lớn) trên Internet. Nếu họ tìm mua một sản phẩm hay sử dụng dịch vụ mà bạn có cung cấp nhưng lại tìm thấy chúng qua website của công ty đối thủ? Bạn xem như mất khách hàng đó và nếu website của đối thủ là một website tốt? Bạn mất thêm nhiều khách hàng tiếp theo. Tệ hơn nữa, nếu họ đang cố gắng tìm kiếm thông tin về dịch vụ của bạn trên Internet? Rất nhiều khả năng họ sẽ cho rằng công ty của bạn không đáng tin.

7.Cập nhật thông tin một cách nhanh chóng
Nếu công ty của bạn chủ yếu dựa trên Brochure, báo chí hoặc các phương tiện truyền thông truyền thống để giới thiệu sản phẩm. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thay đổi, in ấn và phát hành, chưa kể các chi phí phát sinh.

Nếu sử dụng trang web, doanh nghiệp chỉ cần thu thập thông tin, tải lên trang và chờ đón phản hồi. Tất cả trong vòng 30'.

8.Phân tích thị trường cho sản phẩm
Trang web có thể vừa sử dụng để quảng bá sản phẩm mới, kiểm tra tình hình phát triển của sản phẩm trên thị trường vừa tăng doanh số bán hàng cho các sản phẩm cũ.

Khi những chỉ số thông tin được hiện thị trên trang web, doanh nghiệp có thể xác định vị trí sản phẩm của họ đang ở đâu, được đón nhận hay không, hiểu được những ưu nhược điểm để từ đó đề ra những bước đi đúng đắn.

9.Hoạt động 24/7
Với Website chuyên nghiệp, công ty bạn dường như không bao giờ ngừng làm việc để phục vụ khách hàng, từ đó, giúp bạn tiết kiệm về thời gian lẫn chi phí.

Website sẽ hoạt động 24/7, bất cứ khi nào khách hàng cần, kể cả giờ nghỉ của nhân viên hoặc ngày nghỉ lễ. Thông qua Website, khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với Doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ của bạn một cách dễ dàng nhất dù họ ở nơi đâu, bất cứ lúc nào.

Hơn thế nữa, bạn có thể đưa những thắc mắc thường gặp của khách hàng lên website và thiết lập hệ thống trả lời những câu hỏi đó. Sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trả lời điện thoại hoặc thuê riêng một nhân viên hỗ trợ.

Nếu đã có một ý tưởng ấp ủ trong đầu và lấy cảm hứng từ những người đã khởi nghiệp thành công, tại sao bạn không bắt đầu thực hiện ý tưởng kinh doanh của bạn ngay từ thời điểm này? Bắt đầu từ việc tạo một website để lưu trữ thông tin, thậm chí hiện thực hóa luôn ý tưởng của bạn.

Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com

Bán Hàng 247 - Chi phí để có thêm một khách hàng mới có thể đắt gấp 8 lần một việc giữ một khách hàng cũ, bởi vậy việc biến được lượng khách đã từng mua hàng thành khách hàng online trung thành sẽ là yếu tố sẽ quyết định thành bại trong việc kinh doanh online. Nếu bạn không được lòng những khách hàng đã mua hàng từ bạn , thì coi như việc kinh doanh online của bạn đã "xác định" kết quả.
Bạn nên có một website kinh doanh online để có thể đặt các công cụ đo lường của Google  và phân tích khách hàng từ những dữ liệu được trả về.


Sau đây là 6 việc cần làm để tăng lượng khách hàng trung thành khi bạn kinh doanh online.

1. Thông báo đơn hàng và giao hàng đúng hẹn
Hãy cài một phần mềm gửi mail tự đông gửi đến khách hàng, xác nhận cho họ biết bạn đã nhận được đơn hàng và thông báo luôn thời gian họ sẽ nhận được món hàng ấy.

Nên nhớ một điểm cộng lớn khi kinh doanh online đó là việc giao hàng đúng hẹn, không ai thích chờ đợi, nếu bạn làm được việc này thì cửa hàng của bạn đã tạo được một ấn tương tốt với khách hàng.

2. Giữ lời hứa với khách hàng
Bạn đăng thông tin sản phẩm, dịch vụ vô cùng hấp dẫn, nói với khách hàng sẽ được khối lợi ích khi đặt mua cho họ an tâm. Nhưng khi đã mua rồi, thì quên luôn họ đi, không còn chú trọng nữa. Khách hàng sẽ luôn nhớ mãi điều này, và bạn sẽ mất đi thêm hàng trăm khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời khi mua hàng tại chỗ của bạn, thì chắc chắn rằng họ sẽ quay lại khi mua hàng trong những lần tiếp theo, chưa kể đến họ sẽ giới thiệu đến bạn bè, hay người thân giùm cho bạn. Vũ khí "quảng cáo truyền miệng" luôn là cách quảng bá lợi hại nhất.

3. Cập nhật thông tin về tình trạng đơn hàng với khách thường xuyên
Hãy cho khách hàng biết được những thông tin về đơn hàng của họ càng sớm càng tốt, họ sẽ trở thành khách hàng online trung thành của bạn. Ví dụ, sản phẩm mà họ đặt mua đã hết hàng, hoặc vì một lý do nào đó mà bạn phải giao hàng trễ... Hãy chịu trách nhiệm cho tất cả những việc đấy, đừng đổ lỗi cho nhà cung cấp hay người vận chuyển, hoặc bất cứ ai.

Nếu có thể, bạn hãy dành một ít thời gian theo dõi việc giao hàng, hãy tìm ra xem có bao nhiêu đơn hàng "sẽ" bị giao trễ, không đúng hẹn được? bao nhiêu đơn hàng bị sự cố trong lúc đóng gói? ... sau đó, hãy nhấc máy lên và thông báo với khách hàng ngay lập tức, ngay cả khi họ vẫn chưa biết là có vấn đề gì đấy xảy ra. Khách hàng sẽ rất ấn tượng về việc này, nó chứng tỏ sự quan tâm của bạn đối với họ.

4. Lời phàn nàn  luôn đi kèm với cơ hội.
Trong quá trình kinh doanh, không thể tránh khỏi những sai lầm không lường trước và những lời phàn nàn của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ. Nhưng không phải những lời phàn nàn lúc nào cũng xấu, nó có thể là cho cửa hàng của bạn được một kinh nghiệm, một bài học để từ đó cải thiện và phục vụ được nhiều ngươi khác tốt hơn.

Những vấn đề khách hàng không hài lòng hay có phản hồi không tốt, bạn nên ưu tiên giải quyết những việc có thể làm ngay lâp tức. Sau đó, nên có những coupon giảm giá cho những khách hàng này khi họ mua hàng lần sau và hãy hứa sẽ phục vụ họ thật tốt, khi họ quay lại để mua hàng, phục vụ họ như khách Vip. Và rôi, bạn sẽ có thêm những khách hàng trung thành.

5. Nếu khách hàng nhận hàng và... bặt vô âm tín, hãy tìm cách liên hệ với họ
Không có phản hồi xấu, không có góp ý, không có khách hàng phàn nàn.... không có nghĩa là dịch vụ bạn đã hoàn hảo, không cần chỉnh sửa... dành thời gian, để tham khảo ý kiến khách hàng về sản phẩm dịch vụ của bạn. bạn sẽ biết được công việc nào nên được tối ưu,  và nó cũng sẽ cho khách hàng sẽ thấy họ được quan tâm, được trân trọng từ cửa hàng bạn.

Hãy gửi cho khách hàng cũ một email, gọi cho họ để hỏi thăm điều gì khiến họ hài lòng hay chưa hài lòng, họ sẽ cho bạn những phản hồi đáng giá để phát triển công việc kinh doanh online. Việc liên lạc lại với khách hàng cũng là cơ hội để bạn giới thiệu với họ những sản phẩm/dịch vụ mới, chương trình sắp tới, khuyến mãi khách quen của bạn..

6. Tặng quà cho khách: dù chỉ 10k, nhưng là quà tặng bất ngờ thì luôn vui!

Những món quà độc đáo luôn tạo cho khách hàng sự vui thích

Ví dụ: gửi mail cho họ để tham khảo ý kiến về dịch vụ, gọi cho họ để kiểm tra thái độ của nhân viên kinh doanh.... khi làm những việc đấy, hãy nói tặng cho họ phiếu khuyến mãi, hoặc dịch vụ gói quà miễn phí, những tặng phẩm nho nhỏ... cũng sẽ giúp khách hàng không có cảm giác bị làm phiền.

Để duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài, thì những chương trình tri ân khách hàng, tặng quà khách cũ rất cần thiết. Nhưng chương trình phải độc đáo hoặc khác lạ dành cho những khách hàng này. Bạn thử nghĩ xem nếu bạn là khách hàng trung thành của một cửa hàng, nhưng lại được khuyến mãi, tặng quà  giống y chang những khách "lần đầu mua hàng", thì bạn có "ức chế" không?  Khách hàng của bạn cũng vậy, hãy lưu ý điều này.



Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com

Bán Hàng 247 - Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu 10 cách giúp website thu hút khách hàng giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và tăng lợi nhuận.

1. Cá nhân hóa
Hầu hết những người mua không tìm kiếm những kiến thức quá chuyên sâu về sản phẩm mà họ đang tìm đến với những chuyên gia, những thương hiệu mà họ tin tưởng, những người mà cho họ những lời khuyên, các giải pháp tốt nhất.

Bạn phải làm cho website mình như một nhân viên chuyên nghiệp đại diện cho công ty thông qua các hính ảnh, video, các nội dung về việc bạn đang xây dựng mối quan hệ với khách hàng như thế nào để thuyết phục, củng cố niềm tin của họ rằng bạn chính là người sẽ giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn, dễ dàng hơn.

2. Sự tín nhiệm
Sự tín nhiệm là một trong những yếu tố hàng đầu mang lại sự tin tưởng, Khi giao dịch với khách hàng tiềm năng bạn không thể để trang web của bạn thể hiện như là một nhân viên bán hàng nhếch nhác và lôi thôi. Điều gì có thể làm bạn trở thành một chuyên gia đáng tin cậy? Bạn đã bao giờ xuất hiện trên truyền thông? Bạn có đang tham gia vào các hiệp hội thương mại điện từ trong chính lĩnh vực của bạn? Bạn có phải là tác giả của một cuốn sách bán chạy nhất? Tất cả những yếu tố này đóng một vai trò quan trọng trong việc trưng bày uy tín của bạn đến khách hàng tiềm năng. Một trong những cách để xây dựng niềm tin ngay lập tức là việc thông qua sử dụng các Logo dễ nhận biết. Đưa Logo của bạn lên truyền thông và xuất hiện tại những hiệp hội thương mại có thể mang lại ngay độ nhận biết cũng như sự thừa nhận về uy tín của bạn.

3. Các đánh giá chứng thực
Các đánh giá này là xác nhận của bên thứ ba, một bằng chứng mạnh mẽ thông qua các bằng chứng đến từ truyền thông, mạng xã hội. Cách tốt nhất để thể hiện các lời chứng thực này là những đoạn text truyền tải thông điệp của họ, nếu được thì hình ảnh và video về người đó thì càng thuyết phục.

4. Chủ động lấy thông tin
Khi có người truy cập vào trang web của bạn thì bạn cần phải tận dung tối đa lượt truy cập đó bằng cách chủ động nắm bắt thông tin của họ để có thể tiếp tục giữ liên lạc. Hiện nay với các phần mềm hỗ trợ chat trực tuyến thì việc đó đã trở nên dễ hơn rất nhiều, bạn có biết rằng nếu bỏ qua là bạn đang lãng phí chi phí Marketing của mình đấy, bạn thử nghĩ xem bạn đã làm những gì mới lôi kéo họ đến được đây.

5. Từ khóa và xác định đúng mục tiêu
Xác định từ khóa là vấn đề quan trọng để đưa website của bạn lên TOP Google. Nếu bạn không quen với những từ khóa thì có thể dùng Google Keywords Tools để tìm ra các từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm, có lẽ lý tưởng nhất là những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng nếu bạn không có khả năng thì sao? Hãy xem cách nghiên cứu từ khóa SEO một cách thông minh với bài viết này.

6. Các nội dung liên quan
Đây là điều quan trọng bởi hai lý do. Thứ nhất nó mang cho cho Search Engines lý do tiếp tục quay lại trang web của bạn. Thứ hai nếu bạn không cập nhật nội dung thường xuyên cho website thì người dùng khi đến với website của bạn và nghĩ rằng nó đã lỗi thời, phát triển nội dung phong phú là cách tốt nhất để giữ chân người dùng tiếp tục quay trở lại trang web của bạn. Và để hiểu rõ hơn điều này thì tham khảo 5 lý do bạn nên cập nhật nội dung thường xuyên.

7. CTA (Call To Action)
Nội dung hay nhưng không có hành động thì chưa phải là một trang web có nội dung thành công. CTA nên được sử dụng trong website của bạn để đưa khách truy cập đến với một hành động cụ thể nào đó. Bằng các sử dụng CTA trên trang chủ sau đó kết nối chúng với nhưng nơi mà bạn muốn dẫn họ đến và giúp khách truy cập giải quyết vấn đề của họ. Ví dụ như các tư vấn miễn phí hoặc các báo cáo đặc biệt về lĩnh vực kinh doanh nào đó.

8.RSS và Social Bookmarking Icon
Cả hai cho phép giúp trang web của bạn tương tác nhiều hơn. RSS Feed giúp cho người dùng yêu thích nội dung của bạn có thể nhận được email ngay khi bạn sản xuất ra được một bài viết mới. Đối với Social Bookmarking cho phép người dùng lưu lại các liên kết trang web mà họ thích. Không giống như Bookmark trên trình duyệt Social Boomark là công khai, do đó nó mang đến cơ hội quảng bá rộng rãi nội dung của bạn đến với mọi người, một cách tăng traffic hiện nay được áp dụng rất phổ biến.

9.Social Media Icon
Các biểu tượng mạng xã hội sẽ giúp cho người dùng kết nối với bạn dễ dàng hơn nếu như họ thích bạn. Họ sẽ muốn ghé thăm Fanpage của bạn xem những gì mà bạn chia sẻ, những gì mà bạn làm được và nếu bạn vẫn còn gắn biểu tượng hỗ trợ trực tuyến  hoặc Sky thì các biểu tượng mạng xã hội có sức tương tác cao hơn đấy.


Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com

Bán Hàng 247 - Có nhiều nguyên nhân mang đến sự thành công cho một người kinh doanh online: nguồn hàng tốt, biết bán hàng đa kênh, biết khai thác website, mạng xã hội, bán hàng trên Faebook, Zalo, giá cả cạnh tranh... Hơn hết, một nguyên nhân khiến tất cả những người bán hàng online đều thành công đó chính là am hiểu tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược và giải pháp tốt nhất.

Hãy hiểu khi kinh doanh, khách hàng chính là

nhân tố quan trọng nhất! Cùng tìm hiểu những yếu tố tâm lý của từng nhóm khách hàng có thể giúp tăng doanh số của bạn lên rất nhiều lần:

1. Ích kỷ
Đây không phải là loại tâm lý chỉ có ở khách hàng, cả chúng ta, những người buôn bán online cũng có luôn nhé. Bán hàng là quá trình thỏa mãn nhu cầu chéo giữa người bán và người mua, người bán muốn bán cái mình có, còn người mua sẽ mua cái mình cần.

Khách hàng luôn luôn nghĩ họ đúng. Có nhiều lý do khiến khách hàng không mua của bạn, không ghé thăm website của bạn, hoặc tương tác với kênh bán hàng của bạn vào những giờ mà bạn đang "ngủ". Những lúc bạn( hoặc kênh bán hàng của bạn) không tương tác khiến họ nảy sinh nhiều suy nghĩ và tự kết luận rằng sản phẩm bạn không tốt, họ không mua. "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", đừng mong rằng khách hàng sẽ thay đổi, bạn hãy chủ động, hãy luôn "online" các kênh bán hàng của bạn, hãy đầu tư để nội dung trên website hoặc các kênh vẫn tương tác được với khách ngay cả khi bạn vắng mặt.

2. Thiếu kiên nhẫn
Lại một loại tâm lý nữa mà ngay cả người bán cũng có. Chẳng ai muốn chờ đợi cả, "đợi chờ là hạnh phúc" chỉ là sản phẩm của Khánh Đơn do Akira Phan thể hiện mà thôi. Thị trường mua sắm trực tuyến rất cạnh tranh, chỉ vài giây đợi chờ có thể khiến họ thiếu kiên nhẫn, thậm chí là họ quyết định xách xe ra siêu thị, cửa hàng để mua thay vì ngồi chờ đợi bạn. Bạn hãy thiết kế và tổ chức kênh bán hàng của mình cho tốt, chẳng hạn như website, hãy tìm dịch vụ nào tối ưu web thật nhanh, bố trí nội dung sao cho khách hàng dễ tìm nhất, chính sách vận chuyển nhanh gọn.

3. Bốc đồng
Đây là một đặc điểm tâm lý mà mua sắm trực tuyến hoàn toàn có thể giải tỏa được. Khách hàng sẽ không phải nóng gắt, bực bội vì những thủ tục mua sắm phiền phức như xếp hàng, chờ tính tiền,...Chỉ với một vài thao tác trên website là họ đã hoàn thành quá trình mua sắm trực tuyến và chờ hàng đến tay. Tất nhiên hãy chú ý đến 2 yếu tố tâm lý 1 và 2, nếu làm không tốt thì bạn đang đánh mất đi lợi thế của bán hàng online ở đặc điểm tâm lý này.

4. Có học vấn
Phần lớn những người tiếp xúc với các kênh bán hàng online của bạn đa phần là người có học thức, họ biết sử dụng các thiết bị như smartphone, laptop,...để kết nối với sản phẩm của bạn. Hãy nắm bắt các yếu tố này và lên kế hoạch thay đổi phương thức quảng cáo cho hợp lý, như vậy có thể mở rộng thêm tệp khách hàng của mình.

5. Nắm bắt thông tin
Trước khi dạo qua kênh bán hàng của bạn, hẳn khách hàng đã có không ít thông tin về sản phẩm họ muốn mua. Hãy chuẩn bị nội dung sản phẩm của bạn thật tốt, chẳng hạn như cung cấp thêm nhưng thông tin mà đối thủ chưa đề cập đến, như là cách bảo quản sản phẩm, sử dụng sản phẩm như thế nào cho hiệu quả,...Điều này thật sự thu hút khách hàng tiềm năng đến với bạn.

6. Tiết kiệm
Thay vì khách hàng đến từng nơi để tham khảo rồi mua, họ lướt qua các kênh bán hàng online, so sánh, đánh giá và lựa chọn, đây là hình thức mua sắm tiết kiệm hấp dẫn khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại,...Đánh vào yếu điểm này, hãy bày trí các chiến lược giảm giá, khuyến mãi, tích lũy điểm cho những lần mua sắm sau để giữ chân họ tại kênh bán hàng của bạn.

7. Bí mật
Hãy nhớ giữ bí mật thông tin khách hàng
Kể cả chúng ta cũng đôi khi không muốn cung cấp các thông tin riêng tư để tránh bị làm phiền.  Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn giữ kín thông tin của họ.

8. Mua khi vui
Đây không khẳng định chắc chắn rằng lúc khách hàng vui thì họ sẽ mua. Nhưng "vui" cũng là một dạng cảm xúc giúp họ nhanh ra quyết định mua sắm hơn. Hãy cho khách hàng những trải nghiệm trên website của bạn thật tốt, chẳng hạn như đặt hàng nhanh chóng, tham gia thành viên VIP dễ dàng, hoặc đôi khi chỉ là vài câu hỏi chat vui vẻ, đừng quá đặt nặng và bắt khách phải mua hàng của bạn.

9. Đắn đo
Khi đến được với cửa hàng online của bạn, họ sẽ ngắm nghía rất lâu trước khi quyết định. Hãy khéo léo đưa sản phẩm đến với ánh mắt của họ một cách thật tự nhiên từ hình ảnh, câu chữ cho đến video...

Nắm được tâm lý khách hàng chính là chìa khóa để công việc kinh doanh bán hàng trực tuyến của bạn tốt hơn.


Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com

Bán Hàng 247 - Hệ thống liên lạc không hiệu quả, thông tin sản phẩm không chính xác.... là những yếu tố tác động làm giảm lượng khách hàng online của bạn. Bạn có chắc gian hàng online của mình không "dính" phải vấn đề này không?

Tạm không nhắc tới yếu tố chất lượng sản phẩm, bài viết chỉ tập trung vào các “lỗ hổng” của hình thức bán hàng online - hình thức bán hàng phổ biến thứ hai bên cạnh hình thức bán trực tiếp của các nhà bán lẻ lớn trên thị trường.



4 yếu tố sau có thể khiến bạn mất đi một lượng khách hàng nhất định:

Thông tin sản phẩm không chính xác
Giá cả sản phẩm và thông tin khuyến mãi là yếu tố quan tâm đầu tiên khi khách hàng ghé thăm website và chọn mua hàng. Hào hứng và vui mừng khi tìm được một website bán sản phẩm mình đang cần mua với giá thấp cùng sản phẩm tặng kèm hấp dẫn hơn hẳn các nơi khác, nhưng khi liên hệ đặt mua, nhiều người đã thực sự thất vọng khi được nghe nhân viên “tỉnh bơ” thông báo rằng đó chỉ là thông tin cũ do kỹ thuật viên chưa kịp update.

- Đừng mô tả sản phẩm 1 đằng rồi bán hàng 1 nẻo

Khi đó, mức giá mới hay chương trình khuyến mãi mới được cập nhật chẳng còn chút hấp dẫn nào nữa. Ngay khi nhà bán lẻ cung cấp cung cấp một món hàng chất lượng hơn, giá “hời” hơn so với các nơi khác nhưng khách hàng thì đã mất đi sự hứng thú mua sắm bởi họ có cảm giác mình bị lừa.

- Nhân viên tư vấn thiếu kiến thức và kỹ năng
Sau website, nhân viên tư vấn là nguồn lực quan trọng giúp khách hàng online có thêm thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, nhà bán lẻ sẽ tạo ra ấn tượng thiếu chuyên nghiệp nếu nhân viên không nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như chính sách của công ty.

Đừng để nhân viên của mình giải thích theo kiểu "loằng ngoằng" mà không có thông tin gì làm mất thời gian của khách hàng

Khách hàng không muốn tốn thời gian và cước phí điện thoại mà không được thông tin chính xác, đầy đủ. Thậm chí, công ty có thể lỡ mất đơn đặt hàng chỉ vì thông tin mà khách hàng được cung cấp từ nhân viên có thái độ thiếu thiện chí.

- Hệ thống liên lạc không hiệu quả
Các nick chat online luôn được bật sáng nhưng không có nhân viên trả lời, các cuộc gọi đến không có người bắt máy dù đang trong giờ làm việc. Đó chỉ là 2 trong số nhiều yếu tố khiến khách hàng mất thiện cảm với website và tìm đến một địa chỉ mua hàng mới.

Mua sắm online cần phải được hỗ trợ bằng một hệ thống thông tin liên lạc thông suốt vì khách hàng, rõ ràng không có nhiều thời gian để chờ đợi và họ đang có rất nhiều lựa chọn hấp hẫn khác chờ đón.

- Không có lòng tin với khách hàng
Yêu cầu thanh toán trước khi giao hàng có thể khiến người mua bị phiền phức và nảy sinh tâm lý thiếu an tâm về đơn hàng của mình. Dẫu vẫn xảy ra trường hợp khách hàng từ chối nhận hàng và thanh toán khi nhân viên nhà bán lẻ chuyển hàng đến, nhưng đánh đổi chi phí giao hàng để lấy sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng là việc nên làm.

Nhà bán lẻ không nên vì một (số) khách hàng mà nghi ngờ toàn bộ những khách hàng đến sau của mình. Bởi nếu người bán thực hiện đúng thỏa thuận giữa hai bên về việc mua bán, trường hợp khách từ chối nhận hàng sẽ là rất ít.

Lựa chọn hình thức mua hàng online với mong muốn tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại và có được mức giá tốt hơn so với việc mua trực tiếp. Nhà bán lẻ cần nỗ lực cải thiện quy trình, hình thức bán hàng.



Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com

Bán Hàng 247 - Ngày nay để bán được hàng online không  chỉ cần những hình ảnh đẹp mà còn cần đến những đoạn giới thiệu ngắn gọn súc tích nhưng thu hút được sự chú ý của khách hàng, như vậy mới đảm bảo lượt truy cập và bán được nhiều hàng. Bài viết này, Haravan sẽ chia sẻ với các bạn những bí quyết để viết mô tả sản phẩm hiệu quả.

Nghệ thuật viết mô tả sản phẩm



Nội dung có dàn ý cụ thể và thống nhất trước khi viết: ý tưởng ban đầu luôn là quan trọng nhất, sau khi có ý tưởng chúng ta cần vạch ra thành một dàn ý để tránh viết dong dài và không nhất quán nội dung. Thông thường dàn ý dùng cho một bài viết mô tả sản phẩm bao gồm:

Mô tả chung sản phẩm
Đặc điểm kỹ thuật, thông số…
Hướng dẫn sử dụng
Bảo quản, bảo hành và khuyến mãi..
K.I.S.S : Kim chỉ nam hàng đầu khi viết tất cả các bài giới thiệu là Keep It Short and Simple ( K.I.S.S). Đa số chúng ta đều không nhiều kiên nhẫn để đọc hết những đoạn dong dài không cung cấp những thông tin như mong muốn, vì vậy hãy cố gắng viết một bài giới thiệu ngắn gọn và đầy đủ nhất có thể. Những bài viết càng ngắn nhưng đầy đủ càng thể hiện được sự chuyên nghiệp của người viết.

Kết hợp hình ảnh vào trong phần giới thiệu: sẽ thật đơn điệu nếu phần giới thiệu thiếu đi hình ảnh minh họa. Việc thêm hình ảnh minh họa vào bài viết không trở nên thừa mà còn làm khách hàng bị thuyết phục hơn khi vừa được nhìn vừa được đọc thông tin. Tuy nhiên để đạt được hiệu ứng tốt nhất hình ảnh phải được đầu tư tốt về chất lượng, màu sắc…

Tham khảo các trang web bán hàng online lớn để bổ sung khả năng viết bài cho mình như lazada, hotdeal, mua chung…

Xem lại bài viết để sửa những câu văn kém mạch lạc, lỗi chính tả…

Một mô tả sản phẩm thú vị đầy đủ thông tin cần thiết sẽ giúp món hàng của bạn được chú ý hơn, dễ dàng hỗ trợ khách hàng ra quyết định mua . Hãy ghi nhớ những bí quyết viết mô tả sản phẩm hiệu quả nhé!



Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com

Bán Hàng 247 - Từ một ý tưởng website đến một website hoàn thiện có thể khá dễ dàng với sự hỗ trợ của các nền tảng sẵn có. Khi đã có website, để bước tới thành công trong buôn bán, bạn còn cần học cách bán được nhiều hàng.

Trước khi bày cho bạn những thủ thuật, hãy bắt đầu với việc xác định mục tiêu bán hàng. Nên đặt những mục tiêu vừa sức, đúng thời điểm, sau khi chạm đến mục tiêu này và giữ ổn định thì mới tiến đến mục tiêu cao hơn.


1. Gửi email giới thiệu trước giờ ra mắt
Nếu bạn có sẵn một danh sách email khách hàng, thật tuyệt vời để bạn gửi thông tin về website sắp ra mắt cho khách hàng. Nhưng nếu bạn không có, lời khuyên là bạn không nên mua bán bất cứ dữ liệu nào, hãy tận dụng những email bạn bè, đối tác, người thân có sẵn và xây dựng một danh sách email khách hàng mới.

2. Giới thiệu sản phẩm trực tiếp với bạn bè và người thân
Để có những đơn hàng đầu tiên, đừng ngại ngùng giới thiệu website với người thân và bạn bè để họ ủng hộ. Một khi họ hài lòng, họ sẽ rủ nhiều người khác cùng mua, đó cũng là một cách bán được nhiều hàng hơn ít tốn kém mà lại hiệu quả. Thậm chí bạn có thể mở website và cùng ngồi đặt hàng với họ, nếu chưa quen với những thao tác mua hàng trực tuyến. Cũng đừng keo kiệt mà hãy dùng ít phần trăm giảm giá cho "khách quen".

3. Tận dụng các kênh xã hội một cách thông minh
Thay vì chỉ bán trên Facebook Fanpage, bạn có thể vào các groups gồm những người có cùng sở thích liên quan đến sản phẩm của mình để rao bán. Ví dụ với sản phẩm dụng cụ phượt, bạn có thể tìm đến các nhóm phượt, du lịch bụi...

Bên cạnh đó, đừng quên Instagram nếu bạn bán sản phẩm thời trang, đồ ăn... Những dòng sản phẩm này hiện nay bán rất tốt trên Instagram nhờ lượng người dùng trẻ đông đảo.

Ngoài ra, những forum có tiếng về buôn bán như 5giay, Webtretho... càng là một vị trí đắc địa để bạn quảng cáo về website của mình.

4. Tổ chức cuộc thi, quà tặng may mắn
Dành một ít sản phẩm hay phiếu giảm giá để làm quà tặng cho các cuộc thi, hay bốc thăm may mắn, hay những người giới thiệu khách hàng mới là những cách bạn nên thử. Bạn nên tận dùng Facebook và các mạng xã hội khác để tạo hiệu ứng viral cho website và cuộc thi.

Những "chiêu" bài thường sử dụng để có hiệu ứng cộng đồng cao như comment con số may mắn và share Facebook post để có cơ hội nhận quà, những cuộc thi nho nhỏ kiểu chụp ảnh đẹp, xếp hình...

5. Đầu tư quảng cáo Google Adwords
Nhiều website đã bán đắt hàng nhờ Google Adwords
Google Adwords là hình thức quảng cáo tìm kiếm trên Google Search, đánh trên những từ khoá. Lợi điểm của Google Adwords là người xem quảng cáo thường có quyết định mua nhiều hơn do những gì họ tìm kiếm là những gì họ đang rất quan tâm muốn mua ngay.

Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận tìm hiểu về từ khoá để có một danh sách từ khoá, ngân sách tối ưu nhất. Website cũng góp phần rất nhiều trong việc quyết định vị trí quảng cáo của bạn, vì vậy website của bạn cần được chăm chút cả về giao diện, nội dung, tốc độ chạy.

6. Đầu tư quảng cáo Facebook
Facebook Ads là một khoản đầu tư khá thông minh nếu bạn đã muốn bán được hàng trên online. Tuỳ vào sản phẩm, đối tượng mục tiêu mà bạn nên cân nhắc hai điều: một là nội dung (về cả chữ nghĩa lẫn hình ảnh phải thu hút), hai là đối tượng quảng cáo Facebook. Facebook là kênh quảng cáo mà bạn có thể điều chỉnh ngân sách lẫn nội dung quảng cáo bất cứ lúc nào nên bạn có thể chạy thử, đánh giá hiệu quả và thay đổi để quảng cáo chạy tốt hơn.

Đừng quên đầu tư vào sản phẩm, một sản phẩm tốt thì chỉ đầu tư 10 đồng chạy quảng cáo đến 100 người cũng có thể lan truyền đến 1 triệu người nhờ vào sức lan toả của 100 người kia.

7. Xây dựng blog cho cửa hàng của bạn
Chăm chỉ viết blog với nội dung tốt và xây dựng đúng chuẩn SEO cũng là một cách "bán" giá trị gia tăng
Để giữ chân những người mua hàng, biến họ thành khách hàng thân thiết, bạn cần hiểu khách hàng sẽ không chỉ muốn sản phẩm mà sẽ rất vui nếu bạn cung cấp thêm những thông tin khác có ích, có ý nghĩa liên quan đến sản phẩm. Đó chính là một kiểu giá trị gia tăng cho khách hàng.

Để bắt đầu một trang blog, bạn cần định hướng nội dung chủ đạo, liên quan đến sản phẩm. Bạn có thể xây dựng blog rồi liên kết về website.

8. Chính sách giới thiệu sản phẩm
Dù bạn dùng qua Facebook, dù là qua email, chính sách giới thiệu khách hàng mới cũng rất tốt. Nếu là khách hàng bình thường, bạn có thể có chính sách tặng điểm tích luỹ, giảm giá sản phẩm tiếp theo khi họ giới thiệu khách hàng mới mua hàng thành công.

Bên cạnh đó, dùng những người nổi tiếng, influencers để giới thiệu về sản phẩm cũng rất nên cân nhắc. Như một kiểu bảng hiệu sống, marketing truyền miệng, sản phẩm của bạn sẽ đi nhanh hơn đến những khách hàng mục tiêu.

Thay vì ngại ngần việc giảm giá hay ngân sách để quảng cáo, hãy cân đối nó và tính toán đường dài để có thể áp dụng đa dạng các cách bán được nhiều hàng hơn.

Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com
Bán Hàng 247 -Việc vận hành một website bán hàng có nghĩa là bạn đang vận hành một mô hình kinh doanh nghiệp túc, do vậy bạn phải tự trả lời bằng được câu hỏi “Công việc bán hàng trực tuyến của tôi đang tốt hay xấu, số liệu minh chứng cụ thể?”.
Từ việc trả lời bằng được câu hỏi này, bạn sẽ có thể biết được thực trạng hiện nay website của bạn đang ở vị trí nào, bạn cần phải làm gì để cải thiện vị trí này và đạt được những thành công như mong muốn.


Nhưng trên thực tế bạn cũng biết, hầu hết các chủ website đều không tự trả lời được câu hỏi này. Họ thường phó mặc cho thị trường, hoặc xem nhẹ việc khảo sát các chỉ số cần thiết hoặc đơn giản chỉ tự đánh giá phần nhiều dựa trên những yếu tố cảm tính. Họ không biết cách, không biết làm thế nào để đo lường hiệu quả và quan trọng hơn cả là không biết làm cách nào để cải thiện kết quả kinh doanh một cách khoa học từ những dấu hiệu thu được.

Bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn 5 dấu hiệu thiết yếu được coi như là thước đo để kiểm tra “sức khỏe” của website bán hàng trực tuyến mà bạn đang kinh doanh. Với việc đo đếm một cách cụ thể bằng những con số, bạn không chỉ biết được tình trạng của website mà hơn thế nữa bạn còn có thể tìm được cách để cải thiện công việc bán hàng trực tuyến.

Làm thế nào để đo được chỉ số này? Phương thức duy nhất bạn sở hữu một website cho công việc kinh doanh của mình, sau đó gắn công cụ đo lường có tên Google Analytics để có được chỉ số báo cáo này. Bạn có thể sử dụng công cụ tự tạo website bán hàng online do Haravan cung cấp, làm theo những hướng dẫn trên từng bước mà không cần phải có kiến thức về công nghệ web.

1. Chi phí tìm kiếm khách hàng (Cost of Acquiring Customer – CAC)
Ai cũng hiểu một điều đơn giản rằng: trước khi nghĩ đến doanh thu hay lợi nhuận, bạn cần phải đưa được khách hàng đến với website của mình hay nói cách khác là tăng được lượng truy cập (traffic) vào website của bạn, hoặc tìm cách khuyến khích khách hàng mua hàng….  CAC chính là chỉ số đầu tiên mà tôi muốn giới thiệu với bạn, nó cho bạn biết được bạn phải dành ra bao nhiêu tiền để kiếm được một khách hàng.

CAC càng thấp thì càng có lợi cho bạn. Bạn luôn muốn chỉ số này sẽ giảm dần theo thời gian.

Ví dụ đơn giản: giả sử CAC của bạn là 800.000 đồng, như vậy bạn sẽ phải mất 4.000.000 đồng để mang về 5 khách hàng tiềm năng truy cập vào website của bạn.

Bạn phải theo dõi Chi phí tìm kiếm khách hàng (CAC) và tìm cách làm chúng càng giảm dần càng tốt

Thay vì trả tiền để đưa website đến khách hàng, hãy nghĩ đến những phương án để khách hàng chủ động tìm kiếm website của bạn với chi phí thấp hơn:

Thay vì chạy google adwords,, banner  bạn hãy đầu tư vào nội dung website, những bài viết hướng dẫn, những phần mô tả sản phẩm... để tối ưu hóa SEO, giúp người mua dễ tìm kiếm ra trang web của bạn hơn khi họ có nhu cầu.

Thay vì mua bài PR trên báo, hãy đưa ra những thông tin kinh doanh nổi bật mà bạn đạt được có tính chất là trường hợp đặc biệt, báo chí sẽ tự tìm kiếm đến bạn.

2. Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR)
Một khi bạn đã kiếm được lượng truy cập rồi, bây giờ bạn cần phải làm thế nào để biết được trong số những người truy cập thì có bao nhiêu người đã mua hàng tại website của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi (CR) = số người vào website của bạn/ số người đã mua hàng.
nếu tỉ lệ chuyển đổi tại website của bạn là 2% thì điều này có nghĩa là cứ 100 người truy cập website thì có 2 người mua hàng tại website của bạn

Cho dù bạn dành ra bao nhiêu công sức để mang về được lượng truy cập vào website nhưng nếu những khách hàng tiềm năng này không hoàn tất chu trình mua hàng tại website của bạn thì công của bạn chắc chắn sẽ trở thành … công cốc! Do vậy, bạn cần phải biết được cụ thể CR của bạn là bao nhiêu tại bất cứ thời điểm nào và khi cần bạn phải xác định rõ nó đang tăng lên hay có chiều hướng giảm đi.

3. Từ chối hoàn tất giỏ hàng trực tuyến (Shopping Cart Abandonment – SCA)
chỉ số từ chối hoàn tất giỏ hàng trực tuyến (SCA) là con số thể hiện có bao nhiêu lượng khách hàng đã bỏ hàng vào giỏ rồi nhưng cuối cùng lại không bấm nút thanh toán đặt hàng.

Giả sử khi tỉ lệ chuyển đổi của bạn đang thấp, bạn cần tìm cách xem xét xem có bao nhiêu khách hàng có khuynh hướng mua hàng nhưng họ vẫn chưa hoàn tất quá trình mua hàng trên giỏ hàng.

Bạn sẽ thấy ngay SCA càng thấp thì càng tốt tức là mục tiêu của bạn lúc này là cố gắng càng giảm chỉ số này xuống càng nhiều thì càng tốt.

Lấy ví dụ: SCA của bạn là 75%, con số này đồng nghĩa với việc trong 100 khách hàng thì có tới 75 khách hàng có thử đặt hàng tại giỏ hàng trực tuyến nhưng không thực sự mua sản phẩm đó.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến khách hàng bỏ hàng vào giỏ rồi xong lại thoát đi:

Phí ship hàng quá cao
Hình thức thanh toán không đa dạng, nếu bạn không cho phép thanh toán COD (giao hàng nhận tiền) thì nghĩa là bạn đã tự tay đẩy đi lượng khách hàng khá lớn của mình. Theo thống kê, 92% khách hàng Việt Nam luôn chọn hình thức thanh toán trả tiền trực tiếp.

4. Giá trị trung bình trên một đơn hàng (Average Order Value – AOV)
Một trong những vấn đề đơn giản nhưng ông chủ của các website thương mại điện tử hay bỏ qua đó là theo dõi xem mỗi một đơn hàng mang lại bao nhiêu tiền cho mình để từ đó xem xét, dự báo xem website có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu trên đó.

Giá trị đơn hàng trung bình càng cao thì dĩ nhiên càng tốt

AOV là giá trị trung bình của một đơn hàng thành công trên website thương mại điện tử.

AOV = tổng doanh thu/ tổng số lượng đơn hàng

giả sử bạn có 4 đơn hàng với tổng trị giá là 3.000.000 đồng, như vậy thì AOV của bạn sẽ là 750.000 đồng.

Mục tiêu của bạn tất nhiên sẽ là ngày càng làm cho giá trị này cao hơn.

Từ Giá trị trung bình của mỗi đơn hàng, bạn có thể suy ra được thói quen và khả năng chi tiêu của khách hàng đối với sản phẩm mình đang kinh doanh. Từ đó bạn có thể đẩy mạnh loại sản phẩm có tầm giá trị trung bình này để gia tăng đơn hàng.

5. Tỷ lệ khách hàng rời bỏ website (Churn rate)
Chỉ số này có thể hiểu chính là tỷ lệ phần trăm lượng khách hàng không quay trở lại website.

Ví dụ: nếu chỉ số Churn rate là 75% thì điều này đồng nghĩa với việc có 75 trong tổng số 100 khách hàng không quay trở lại mua hàng từ website của bạn.

Tỷ lệ khách hàng bỏ đi- bạn phải xem xét chỉ số này và làm cho nó ở mức càng thấp càng tốt.

Có rất nhiều lý do khiến khách hàng vào website của bạn rồi ra đi mãi mãi, có thể là nguyên nhân do website: hình ảnh chất lượng thấp, mô tả nghèo nàn, tìm kiếm sản phẩm khó khăn... hoặc cũng có thể là do giá cả, chính sách kinh doanh của bạn chưa thu hút.

Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com
Bán Hàng 247 - Bí quyết thành công của nhiều doanh nghiệp hiện nay là tạo cho mình một website bán hàng và xem đó là chất xúc tác đem đến thành công.

Dưới đây là ba kế hoạch bán hàng cho những ai đang ôm ấp một ý định về chiến lược bán hàng qua mạng.

1. Để mẫu quảng bá bán hàng trong hình thức “đỉnh” nhất


Bạn chỉ có không quá năm giây đồng hồ để thuyết phục người khác lưu lại và xem tiếp website của mình nên dòng tiêu đề của bạn phải bám chặt lấy tâm trí họ và lôi cuốn họ.

Tiếp đó, hãy để nội dung phần tiếp thị làm tốt nhiệm vụ biến người xem hàng trở thành người mua hàng thật sự thông qua một quá trình hợp lý sau đây:

- Xác định rõ vấn đề của họ và xây dựng lòng tin tưởng của họ. - Hứa hẹn và giải thích vì sao bạn có thể giúp ích họ. - Kể với họ về những ích lợi họ sẽ nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. - Vượt qua mọi rào cản mà họ đang đối mặt. - Khuyến khích họ hành động và chỉ dẫn họ chính xác điều gì nên làm. Một trang quảng cáo hay sẽ đưa đón người đọc đi qua một giai đoạn bán hàng thật chặt chẽ. Hãy kiểm tra lại mẫu quảng cáo của mình để xem mọi yếu tố đã nêu có đúng trật tự chưa, nếu không, bạn nên sớm điều chỉnh nó.

2. Thu nhặt những lời nhận xét
Một lời nhận xét tốt có thể sẽ thuyết phục thậm chí những khách hàng tiềm năng đầy hoài nghi nhất.

- Nếu bạn chưa có ý kiến phản hồi nào từ khách hàng, hãy gửi sản phẩm của mình đến một nhóm người thuộc mục tiêu thị trường chính của mình để đổi lấy những hồi âm từ họ. - Nếu có những lời phản hồi tích cực từ khách hàng, bạn nên tiếp xúc với họ để xin phép việc dùng ý kiến ấy trong quảng cáo của mình. - Hãy chịu khó mời khách hàng nói lên những điều chân thật nhất thông qua một dòng link email có nội dung “Xin hãy click vào đây để kể cho chúng tôi nghe về những gì bạn nghĩ!”. - Thường xuyên gửi email cho khách hàng để hỏi xem họ có thật sự thích thú với sản phẩm đã mua không.

Bạn cũng đừng quên để người vào xem website biết được đó là những lời nhận xét từ những con người thực. Tên họ và nơi cư trú sẽ chứng minh điều ấy, và nếu có thể một tấm hình, thậm chí một đoạn video là rất tuyệt vời.

3 Hãy để việc mua hàng thật dễ dàng
Theo thống kê từ một tập đoàn nghiên cứu thị trường là Gartner Group, trong năm 2008, có không dưới 50% các website bán hàng bị mất khách vì người xem không thể tìm đến những gì họ cần. Để tránh nguy cơ ấy, bạn nên:

- Đặt tên rõ ràng cho những nút bấm định vị để khách hàng dễ dàng tìm thấy chúng. - Giữ hệ thống nút bấm định vị thật đơn giản và thông suốt trên toàn bộ website để người mua không phải click quá nhiều chỗ không cần thiết.

Tốt nhất là không để khách hàng phải click đến nút thứ ba khi mua hàng.

- Cung cấp nhiều hình thức thanh toán. - Trên đơn đặt hàng, không nên hỏi quá nhiều thông tin cá nhân của khách hàng vì tâm lý người sử dụng Internet không thích tiết lộ thông tin về mình. - Đừng xem thường việc đính kèm một số điện thoại trên website để khi cần người sử dụng có thể liên lạc trực tiếp

Ai cũng có thể tạo website cho mình mà chẳng cần biết về công nghệ.
Bán hàng khắp mọi nơi với giải pháp multi-store. Khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán ngay trên fanpage hoặc diễn đàn, website vẫn ghi nhận các hoạt động đó.

Với chia sẻ trên hy vọng bạn sẽ tìm được 1 bí quyết thành công cho riêng mình.

Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com

Bán Hàng Online 247 - Bạn muốn có thêm thu nhập? bạn muốn khời nghiệp bằng kinh doanh online? bạn đang tập tành buôn bán qua mạng? hay bạn  có sản phẩm giá rẻ, dịch vụ hảo hạng và muốn đưa nó tới người tiêu dùng thông qua mạng internet, tuy nhiên giữa muôn vàn thông tin rối rắm, bạn không biết nên bắt đầu từ đâu và bán hàng bằng cách nào ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và cho bạn cái nhìn tổng quan về việc kinh doanh online.


Bán hàng online là gì?
 Hiểu một cách đơn giản thì bán hàng online là chúng ta đặt các sản phẩm- dịch vụ của mình lên bất kỳ kênh online nào có thể để tiếp cận được càng nhiều người dùng Internet càng tốt, từ đó  họ sẽ mua hàng khi phát sinh nhu cầu, hoặc thích món hàng của bạn. Ví dụ bạn viết 1 bài giới thiệu “ mỹ phẩm handmade” của bạn, rồi để nó lên các forum (diễn đàn), các trang mạng xã hội như facebook, zing… các trang rao vặt, các gian hàng điện tử (vatgia, chodientu) …cho đến các ứng dụng trên điện thoại như : Zalo, Facebook, Instagram

Bước tiếp theo là tìm cách tiếp cận những người lướt internet, để họ nhìn thấy sản phẩm của bạn, và nếu thích họ sẽ tiến hàng đặt hàng (trực tiếp từ website) hoặc gọi điện thoại cho bạn từ số liên lạc bạn để  lại trên các forum…

Lưu ý khi bán hàng online: phải chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan tới sản phẩm của bạn. Nếu bạn muốn bán hàng thì bạn phải tư vấn được cho người mua hàng về sản phẩm của mình. Và bạn làm điều này ở online, hiệu quả sẽ tăng rất nhiều, vì 1 lần tư vấn được cho hàng ngàn người và vĩnh viễn về sau.

1/ Đầu tiên phải kể tới việc dùng Facebook để bán hàng
Facebook là kênh kinh doanh online miễn phí và cực kỳ hiệu quả. Với khả năng lan truyền của nó, nếu như mặt hàng của bạn thật sự hữu ích với người dùng thì chắc chắc bạn sẽ không còn phải làm gì thêm ngoài giao hàng và nhận tiền. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, ở Việt Nam có hơn 13 triệu người dùng. Nếu như bạn có khoảng 1000 bạn hay là 5000 bạn thì đó chính là khách hàng tiềm năng, và việc của bạn cần làm giới thiệu sản phẩm  bằng cách post sản phẩm đó lên tường Facebook… Nếu học thêm 1 chút thủ thuật, bạn có thể tạo riêng 1 gian hàng bằng Fanpage để thu hút thê, nhiều khách hàng sử dụng Facebook .
Lời khuyên ở đây là hãy đặt mình vào vị trí của bạn bè sau đó cho ra những giá trị về sản phẩm như: tư vấn về sản phẩm  cho bạn bè, hay đơn giản là đưa ra những lợi ích của sản phẩm mình khi họ sử dụng…Chỉ cần làm tốt những khâu đó họ sẽ tự hỏi mua sản phẩm của của bạn.

2/Các diễn đàn mua bán, trao đổi kinh nghiệm:
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều diện đàn lớn mà bạn có thể bán hàng được như:
Công việc của bạn chỉ là  đăng ký cho mình một tài khoản rồi sau đó vào những chuyên mục phù hợp với sản phẩm của mình viết một bài giới thiệu về sản phẩm, giá cả, chất lượng, giao nhận hàng… nếu như sản phẩm – dịch vụ của bạn tốt thì sẽ có người liên hệ mua hàng với bạn, và sau đó càng ngày càng có nhiều khách hàng hơn nữa vì họ đã tin dùng. Cũng đơn giản phải không nào?

3/ Các trang thương mai điện tử:
Các trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam mà bạn có thể quảng bá và bán sản phẩm của mình được như: 123mua.vn, vatgia.com, enbac.com, rongbay.com, sendo.vn… Hoặc nếu sản phẩm của bạn là hàng thời trang, bạn có thể bán trên trang chuyên biệt của “Zalora.vn” chỉ dành cho mặt hàng thời trang.

 Trên các trang thương mại điện tử như thế này, bạn có thể đăng ký tài khoản của mình sau đó tạo dựng riêng cho mình một gian hàng, để trưng bày những sản phẩm của bạn, cập nhật thông tin sản phẩm một cách hấp dẫn, sau đó bạn chỉ việc đợi khách hàng gọi điện đến, hoặc nhận đơn hàng do các trang này gửi về... rồi bạn tiến hàng giao hàng cho khách, thế là xong.

4/Xu hướng mới nhất: Bán hàng trên Instagram và Zalo
Instagram là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh trên thiết bị di động lớn nhất thế giới, có thể nói về mạng xã hội này với hai từ: "fast" và "beautiful".Bạn có thể chia sẻ hình ảnh rất nhanh chóng với những bộ lọc tuyệt đẹp hỗ trợ sẵn có, nhờ đó mà các sản phẩm nhìn “lung linh” hơn và có được nhiều sự chú ý.
 Tận dụng cơ hội này, các shop online trên Instagram nhanh chóng thu hút người mua và việc mua bán hàng trên mạng xã hội này dường như đã trở thành "mốt" mới trong giới trẻ.

Cũng giống như Facebook, bạn chỉ cần một tài khoản để đăng bán và quảng bá sản phẩm của mình đến với càng nhiều người xem càng tốt. Bằng những tính năng hiển thị hình ảnh logic, các khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng theo dõi các sản phẩm của bạn một cách dễ dàng.

Zalo là một ứng dụng di động nhắn tin miễn phí, một sản phẩm thuần Việt của VNG nên rất dễ sử dụng. Ngoài chức năng gửi, nhắn tin miễn phí, Zalo còn có trang cá nhân giống như một số mạng xã hội, nên người dùng có thể thoải mái chia sẻ cảm xúc, hình ảnh… để bạn bè, người thân được biết, theo dõi thông tin từ bạn.
Hiện nay Zalo đã có 4 triệu người dùng tại Việt Nam, trào lưu "người người xài Zalo" đã kéo theo hàng loạt hình thức kinh doanh đa dạng trên ứng dụng này. Có rất nhiều mặt hàng khác nhau trên "chợ ảo" Zalo từ quần áo, trang sức, mắt kính đến thức uống, thực phẩm chức năng, kem làm trắng da, mật ong rừng…

Bạn chỉ cần 1 chiếc Smartphone và cái ứng dụng Zalo  là có thể liên lạc với khách hàng  “miễn phí” . Cả người bán lẫn người mua đều vui vẻ vì họ có thể liên lạc với nhau bất cứ lúc nào mà không ngại vấn đề cước điện thoại. Bạn còn tiết kiệm thêm một khoản kha khá phát sinh trong quá trình buôn bán của mình. Chính vì thế, nên hãy tận dụng Zalo để chăm sóc khách hàng của mình và tăng lượng bán hàng.

5/ Nếu bạn muốn bán được nhiều hàng hơn,hãy tạo một website riêng:
Với Website chuyên nghiệp, shop online của bạn sẽ phục vụ khách hàng 24/24, giúp bạn tiết kiệm về thời gian lẫn chi phí. Hơn nữa, Website sẽ giúp bán dễ dàng hơn trong việc xây dựng thương hiệu online, tăng uy tín cho bạn, và tiếp cận được với lượng người sử dụng internet nhiều hơn.

Nhìn chung, đây là những cách kinh doanh online phổ biến nhất hiện tại. Bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về những nơi mà mình có thể đăng bán được sản phẩm, nhưng để thu hút được khách hàng và phát triển công việc kinh doanh online, bạn cần có nhiều "kiến thức" và "chiêu trò" trong mỗi kênh bán hàng, do đó hãy tiềm đọc thêm những bài viết phân tích sâu về 1 kênh bán hàng để tìm ra phương pháp kinh doanh tốt nhất cho mình nhé.

Xem thêm các bài viết Bán Hàng Online tại www.banhangonline247.com


Tài liệu bán hàng Free

Tài liệu bán hàng Free



VIDEO

Danh mục

  • Tài liệu
  • Học Online
  • Công cụ
  • Web Bán Hàng
  • Cửa hàng
  • Cộng Tác Viên

Thông tin liên hệ

  • Bán Hàng 247
  • infobanhang247@gmail.com
  • web: www.banhang247.net
  • facebook.com/abanhang247

FB